Hậu quả của tai nạn giao thông:
Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, ảnh hưởng đến bản thân người bị tai nạn giao thông, gia đình và xã hội. Cụ thể như sau:
Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông: Về mặt sức khỏe, người bị tai nạn giao thông có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ những chấn thương nhẹ đến những hậu quả tàn phế hoặc thậm chí tử vong. Họ cần phải trải qua quá trình điều trị, phục hồi và thích nghi lại với cuộc sống. Những hậu quả này không chỉ gây ảnh hưởng về mặt vật chất, mà còn có tác động đáng kể đến tâm lý và tinh thần của người bị tai nạn. Ngoài ra, hậu quả về tài sản cũng là một khía cạnh quan trọng. Tai nạn giao thông có thể gây thiệt hại nặng nề đến phương tiện vận chuyển và tài sản cá nhân của người bị tai nạn. Những thiệt hại này có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, làm việc và cuộc sống hàng ngày của họ. Đồng thời, việc phục hồi và khôi phục lại tài sản cũng đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức và tài chính.
Đối với gia đình: Gia đình người bị tai nạn phải trải qua những cảm xúc đau đớn, lo lắng và sợ hãi. Họ phải đối mặt với tình huống khó khăn và cảm nhận áp lực từ việc chăm sóc người thân bị tai nạn khiến tâm lý có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra sự không ổn định và căng thẳng trong mối quan hệ gia đình. Ngoài ra, hậu quả tài chính cũng là một khía cạnh quan trọng khi phải chi trả một phần hoặc toàn bộ các chi phí y tế, chi phí di chuyển và chi phí chăm sóc sau tai nạn. Dù pháp luật đã quy định chế độ bồi thường thiệt hại nhưng không phủ nhận được đây là những khoản chi phí hết sức tốn kém về tài sản, vật chất mà các bên tham gia phải chịu.
Đối với xã hội: Tai nạn giao thông gây mất mát đáng kể về nguồn nhân lực, đặc biệt là trong nhóm độ tuổi lao động. Những người trẻ tuổi và có năng lực lao động cao thường là nạn nhân chính của tai nạn giao thông. Ngoài ra, các cơ sở y tế phải đối mặt với việc tiếp nhận và điều trị những người bị thương nặng sau tai nạn, cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng và tái hợp xã hội cho những người bị ảnh hưởng tạo áp lực và tốn kém cho hệ thống y tế và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu y tế của xã hội. Thêm vào đó, việc sửa chữa cơ sở hạ tầng, chi phí y tế và hậu quả về việc không thể làm việc hoặc giảm năng suất lao động đều tạo ra sự sụt giảm kinh tế, khả năng phát triển chung của xã hội.
Trước thực trạng đó, ngày 27/10/2005, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm là“Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phát động kế hoạch hưởng ứng ngày này vào ngày 19/11/2012 và đến năm 2013 thì được tổ chức thường niên trong phạm vi cả nước. Đây cũng là dịp để mỗi người trong chúng ta nhìn lại bức tranh toàn cảnh về nỗi đau dai dẳng do tai nạn giao thông để lại, từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm của lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và của mỗi người dân khi tham gia giao thông, góp phần thực hiện mục tiêu giảm số vụ, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông.
Thiết thực hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” năm 2024, mỗi chúng ta hãy cùng nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của sự kiện, chia sẻ với những hoàn cảnh đau thương mất mát do tai nạn giao thông. Đồng thời nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ nhằm giảm tình trạng tai nạn giao thông.
Khẩu hiệu chính: “Tai nạn giao thông - Nỗi đau còn đó” và “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.
1. Nghiêm chỉnh chấp hành hướng dẫn của người điều khiển giao thông, hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, không được dừng, đỗ xe trái quy định gây cản trở giao thông.
2. Điều khiển phương tiện đi đúng phần đường, làn đường quy định; Khi chuyển hướng rẽ hoặc vượt xe phải có tín hiệu báo trước, chỉ được vượt, chuyển hướng khi có đủ điều kiện an toàn.
3. Chấp hành các quy định về dừng, đỗ xe và quay đầu xe.
4. Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
5. Nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
6. Người lái xe phải chấp hành nghiêm các quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước của mình.
7. Phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.
8. Không dừng, đỗ xe, tụ tập dưới lòng đường, hè phố sai quy định.
9. Không chở quá số người sai quy định; Không lạng lách, đánh võng trên đường.
10. Không họp chợ, mua bán hàng hóa trên đường bộ; Không tụ tập đông người trái phép trên đường bộ.
Tác giả: ĐNThuyên
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn
Từ ngày thành lập đến nay, hoạt động của trường đã đi vào nền nếp khá vững chắc. Các đoàn thể nhà trường đều được công nhận vững mạnh. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình công tác. Cơ sở vật chất của trường được đầu tư hàng năm đáp ứng được nhu cầu phát triển trường lớp. Năm học 2021 - 2022, trường...