Có những dấu chân không nhất thiết phải đặt ở đại lộ vinh quang mà những dấu chân trần mát lạnh ấy đôi khi đề laị một dấu ấn đẹp trên mảnh đất quê hương.
Hồng Sơn, mái trường ấy cũng đã gắn bó với bao chiến tích vẻ vang của lịch sử anh hùng trên mảnh đất quê hương này. Với các địa chỉ đỏ, bia di tích, các trận đánh tiêu biểu của quân và dân địa phương.
Hoà chung cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, năm 1945, lực lượng Vũ trang nhân dân toàn Tỉnh làm cuộc cách mạng tháng 8 thành công giành chính quyền.
Với 9 năm kháng chiến chống Pháp, vừa kết thúc, thì tiếp tục đánh đế quốc Mỹ xâm lược. Lúc bấy giờ thời kì này toàn xã mới có 5 chi bộ, 30 đảng viên và 71 đoàn viên, thiếu niên tiền phong, phong trào phát triển toàn diện.
Đến giữa năm 1966 khi Mỹ đổ quân vào Bình Thuận, xã Hồng Sơn đã chuyển sang vùng tranh chấp.
Rồi đến mùa thu cuối năm 1969, địch huy động hơn 150 xe tăng, xe bọc thép, chúng càn ủi tan tác khu Lê Hông Phong, còn Hồng Sơn thì phân lô từng khoản để ủi chia cắt địa hình nhằm tiêu diệt lực lượng ta, đồng thời chúng đưa một bộ phận xe tăng, xe bọc thép càn phá hoa màu và lúa của quân và dân Hồng Sơn. Chúng tiếp tục dồn dân nhằm thực hiện âm mưu gom dân lập Ấp Gò.
Thời gian này lực lượng ta vừa đánh địch chống dồn dân vừa chuyển một số cơ sở cốt cán vào ấp hoạt động bí mật lãnh đạo phong trào tại chổ. Mặc khác, quân dân Hồng Sơn khi dằn co quyết liệt “ Một tất không đi, một li không rời”, đội công tác đói khổ, nằm hầm bí mật, có lúc nhịn đói nhiều ngày, ăn trái gũ, vỏ dưa, củ môn, rau muống, cây chuối, những lúc địch càn không nước uống, không muối ăn. Cơ sở mật luộc lá lang ăn đỡ, nhường cơm cho đội công tác. Tuy khó khăn ác liệt, nhưng đội công tác du kích phối hợp lục lượng trên đánh địch, diệt ác, 3 mũi giáp công, giằng co quyết liệt với địch phải mất 18 tháng.
Đêm 19, rạng 20/5/1972, lực lượng ta tập kích vào ấp Gộp đã tiêu diệt gần 40 tên địch. Cùng đêm 19/5/1972, đội công tác ấp Gò (Hồng Sơn), phối hợp với tiểu đoàn 482, C5 đặc công đánh vào trụ sở cục cảnh sát ấp Gò xã Long Phú của địch (ngay bia chiến tích), ta diệt 24 tên địch, làm bị thương 11 tên, thiêu hủy toàn bộ hồ sơ tài liệu của địch, cằm cờ cách mạng lên cột cờ của bọn cảnh sát (tại trường THCS Hồng Sơn).
Đến 10 giờ ngày 14/4/1975 địch ở ấp Gò tháo chạy, đội công tác Gò tiến vào tiếp quản và kéo cờ mặt trận dân tộc lên cột cờ của chi khu cảnh sát, cờ cách mạng tung bay, ngày giải phóng quê hương đã đến.
Địch ở đồn Gộp hoàn toàn bị bao vay cô lập đến 12 giờ ngày 14/4/1975 dưới sự áp đảo của quân dân ta địch ở đồn Gộp cũng tan rã.
Trưa ngày 14/4/1975 xã Hồng Sơn sạch bóng quân thù, Hồng Sơn được hoàn toàn giải phóng.
Riêng đối với quân dân xã Hồng sơn đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; và bảo vệ tổ quốc rất nhiều hi sinh và gian khổ. Có 504 liệt sỹ và có 104 bà mẹ được phong tặng và truy tặng mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày 6/11/1978 được chính phủ nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng xã Hồng Sơn danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Và hôm nay chúng ta được sống trong một đất nước độc lập, hòa bình, chúng ta phải biết tôn trọng và tự hào với những đóng góp công sức và sương máu vô cùng lớn lao của biết bao thế hệ ông cha ta là cán bộ chiến sĩ và nhân dân xã Hồng Sơn. Vì vậy các em là tương lai của đất nước hãy cố gắng ra sức học tập cho giỏi, thành tài không phụ lòng gia đình ông bà cha mẹ thầy cô, giúp ích cho địa phương và xã hội.
Quê hương tôi
Là nơi ta sinh ra
Là nơi ta khôn lớn
Cùng với bao tuổi thơ
Một di tích lịch sử
Ấp gò vang tiếng súng
Đấu tranh cùng Mỹ Diệm
Là chứng tích anh hùng
Ngã ba gọp anh dũng
Nghĩa Trang đây vẫy gọi
Chờ một ngày ta lớn
Những cánh diều tuổi thơ
Những khuôn mặt đáng nhớ.
Nét đẹp khu di tích .
Trên mảnh đất Hồng Sơn.
Ngày 4 tháng 4 năm 2022
TRẦN THỊ THANH HỒNG