Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương (08/4/1975 - 08/4/2025)

Thứ sáu - 14/03/2025 02:58
Ngày 8/4/1975, Quân và Dân Hàm Thuận dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Khu ủy Khu VI, Tỉnh ủy Bình Thuận đã phối hợp với các đơn vị vũ trang Khu VI và Tỉnh tấn công Chi khu quận lỵ Thiện Giáo (tại khu phố Lâm Hòa, Ma Lâm), tiêu diệt đầu não của địch ở Hàm Thuận, mở đầu quá trình giải phóng huyện Hàm Thuận, góp phần sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
 
Bia chiến thắng
Bia chiến thắng
Hàm Thuận xưa nằm ở trung tâm của tỉnh, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với tỉnh và Cực Nam Trung Bộ; giáp biển và Tây Nguyên, 3 mặt bao lấy Phan Thiết; là hậu phương, là cửa ngõ, là bàn đạp quan trọng để bao vây, tấn công Phan Thiết - đầu não của Ngụy ở tỉnh. Thế trận ấy, đã tạo cho Hàm Thuận thành chiến trường nóng bỏng, giằng co quyết liệt giữa ta với địch. Trong suốt 21 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, địch đã thực hiện “tố Cộng, diệt Cộng”, bình định nông thôn, khủng bố, trả thù người dân kháng chiến, xây dựng hệ thống đồn bót, ấp chiến lược, huy động các phương tiện chiến tranh hiện đại, hành quân càn quét, pháo kích, ném bom đánh phá để tiêu diệt phong trào cách mạng nhằm cai trị Hàm Thuận, Tỉnh và Miền Nam, chia cắt đất nước ta lâu dài.

Trước âm mưu thủ đoạn của giặc Mĩ, Ngụy với các chiến lược chiến tranh, Quân và Dân Hàm Thuận với truyền thống đoàn kết, ý chí bất khuất, kiên cường đã vùng lên đấu tranh chính trị, vũ trang kết hợp để diệt ác, phá kèm, phá ấp chiến lược, tiêu hao sinh lực, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Hàng nghìn trận đánh lớn nhỏ đã diễn ra. Tham gia trận đánh giải phóng Chi khu quận lỵ Thiện Giáo (tại Ma Lâm) vào ngày 08/4/1975 của Quân và Dân Hàm Thuận cùng với quân chủ lực Tỉnh và Khu VI là trận đánh tiêu biểu, mở đầu quá trình giải phóng huyện Hàm Thuận, góp phần giải phóng tỉnh Bình Thuận ngày 19/4/1975 và miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.
Qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, Hàm Thuận (nói chung) có trên 6.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh, hơn 5.000 người bị thương tật do chiến tranh và bị địch tra tấn, tù đày, nhiều gia đình đã mất đi từ 3 đến 5 người con thân yêu của mình. Hơn nghìn người vợ, người mẹ lần lượt đưa tiễn chồng, con mình ra trận và nhiều người trong số đó đã vĩnh viễn nằm lại ở chiến trường vì hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Nhiều địa danh của Hàm Thuận đã đi vào lịch sử như: “Khu Lê bất khuất”, “Tam Giác kiên cường”, “Đường Tám rực lửa chiến công”,“Nam Sơn trung dũng”. Với những chiến công oanh liệt và những đóng góp to lớn cho cách mạng, quân và dân huyện Hàm Thuận đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1978. Các đơn vị bộ đội và địa phương được phong tặng danh hiệu anh hùng bao gồm: Đơn vị C430 Hàm Thuận, Đơn vị C450 Thuận Phong, Ban An ninh Hàm Thuận; 13/17 xã, thị trấn: Hàm Liêm, Hàm Chính, Hàm Thắng, Hồng Liêm, Hồng Sơn, Hàm Đức, Hàm Hiệp, Hàm Phú, Hàm Trí, Đông Giang, La Dạ, thị trấn Ma Lâm và Phú Long; 11 cá nhân có công được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là: Từ Văn Tư, K’ Đen, Nguyễn Hội, Nguyễn Thị Ngư, Đặng Văn Lãnh, Lương Văn Năm, Phạm Thị Mai, Trương Sanh Thạch, Ngô Thị Ngư, Nguyễn Thị Hòa và cụ Nguyễn Hinh; 799 Bà mẹ được tôn vinh danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, là địa phương có số Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất tỉnh.

II.  QUA 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1975-2025)
 Từ sau ngày giải phóng, Đảng bộ và Nhân dân Hàm Thuận bắt tay ngay vào xây dựng lại quê hương với biết bao khó khăn chồng chất do hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề. Sản xuất lạc hậu, thấp kém, ruộng đồng tan hoang, làng xóm tiêu điều do bom đạn cày xới, đồng hoang cỏ cháy, nước chờ mong. Cơ sở hạ tầng hầu như không có gì; đời sống đại bộ phận nhân dân hết sức nghèo nàn, có thể nói Hàm Thuận đi lên trong đau thương mất mát, trong tro tàn, đổ nát. Song, được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh và bằng ý chí quyết tâm, nghị lực phi thường được trui rèn trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, cán bộ và nhân dân Hàm Thuận đã không quản ngại khó khăn, đoàn kết, chung sức, chung lòng làm bất cứ việc gì nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, tự lực vươn lên, ra sức lao động cần cù sáng tạo, từng bước khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Trãi qua 50 năm xây dựng và phát triển, với gần 42 năm chia tách huyện và 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Hàm Thuận Bắc hôm nay đã có những bước phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là tổng sản phẩm nội huyện qua các năm đổi mới tăng bình quân hàng năm 9,5%. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống tăng đáng kể; từ chỗ hầu như không có gì, đến nay Nhà nước cùng nhân dân trong huyện đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng nâng cấp trên 325 km đường giao thông các loại, trong đó có những tuyến đường quan trọng được nhựa hoá. Hệ thống thủy lợi được xây dựng với 45 công trình nhỏ và vừa, nhất là công trình Hồ Sông Quao được Trung ương đầu tư xây dựng, hoàn thành năm 1995 cung cấp nước cho vùng đất bao đời khô hạn, gần đây đầu tư Kênh 812 - Châu Tá - Sông Quao, đã đưa nước của Thủy điện Đại Ninh hòa vào hệ thống tưới Sông Quao, nâng diện tích canh tác lúa tưới chủ động từ 60% lên 99%, tạo thuận lợi thêm cho sự phát triển nông nghiệp của Huyện. Phong trào chuyển đổi cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngày càng mở rộng, diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng hàng năm đều tăng, nhất là sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước, riêng năm 2024 đạt 182.000 tấn cao nhất từ trước đến nay, tăng gấp 5,5 lần so với những năm đầu thời kỳ đổi mới; nhiều giống lúa mới được áp dụng cho năng suất hiệu quả cao, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, an toàn và liên kết tiêu thụ sản phẩm được duy trì và có mặt tiến bộ, toàn huyện có 36 loại hình hợp tác xã, có 36 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; một số cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Ở các xã vùng cao, diện tích cây cà phê, sầu riêng, cao su… ngày càng phát triển; từ vùng đồng bằng đến vùng cao, hình thành nên những vườn cây công nghiệp trĩu trái, sản phẩm sạch, xây dựng thương hiệu, mã số vùng trồng… tạo được sự chuyển biến đáng kể ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
 Sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, thu ngân sách hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Công tác quy hoạch được chú ý quan tâm hơn. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa có nhiều tiến bộ. Số học sinh đến trường hàng năm đều tăng, cơ sở trường lớp được đầu tư khá khang trang cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học, đến nay có trên 55,8% số trường học đạt chuẩn quốc gia. Huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở. Mạng lưới y tế từ tuyến huyện đến cơ sở được đầu tư tốt hơn, 17/17 xã, thị trấn có trạm y tế giữ chuẩn quốc gia và có bác sĩ phụ trách, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Đặc biệt Huyện quan tâm đầu tư xây mới Nhà văn hoá huyện, Nhà truyền thống huyện, Nhà thiếu nhi huyện, Đền thờ và Nhà bia ghi tên liệt sỹ huyện, 16 đài tưởng niệm liệt sỹ, bia ghi danh, bia chiến thắng…. Có 17/17 xã, thị trấn có nhà văn hóa, 86/86 thôn, khu phố có nhà văn hóa. Đời sống nhân dân được cải thiện, năm 2024 thu nhập bình quân đầu người trên 57 triệu đồng, đến nay có 100% hộ dân sử dụng điện, trên 95% hộ sử dụng nước sạch, 98% hộ có nhà ở kiên cố, bán kiên cố. Số hộ nghèo giảm dần, hộ khá giàu tăng lên. Năm 2024 hộ nghèo còn 2,32%, đến nay đã tập trung hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng trên 2.800 nhà ở và đang tiếp tục hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm bợ, nhà dột nát cho gia đình có công cách mạng, người nghèo theo chỉ đạo của trên. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước quan tâm đầu tư hỗ trợ thường xuyên, qua thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ, đồng bào đã được giải quyết đất sản xuất, giao rừng quản lý và vay vốn chăn nuôi bò nên đời sống có cải thiện rõ so với trước, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm xuống còn dưới 7,4%.        
Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, 50 năm qua, Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã phát động mạnh mẽ và rộng khắp phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người. Đã vận động nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng 100% số Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, trợ cấp thường xuyên cho nhiều gia đình liệt sĩ khó khăn, neo đơn; huy động nhiều nguồn vốn xây và sửa 2.300 căn nhà tình nghĩa, giải quyết cơ bản cho đối tượng chính sách gặp khó khăn về nhà ở. Nhờ đó bộ mặt đô thị, nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc. Toàn huyện có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 02 thị trấn giữ chuẩn đô thị văn minh.
Quốc phòng an ninh được tăng cường, trật tự xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn, nâng dần hiệu quả hoạt động, nhất là qua sắp xếp tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của trên. Công tác dân vận được chú trọng, quyền làm chủ của nhân dân được mở rộng và phát huy. Công tác cải cách thủ tục hành chính, gắn với chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp từng bước tạo chuyển biến tích cực.
          Kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Hàm Thuận là dịp để cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc ôn lại lịch sử đấu tranh hào hùng của quê hương, mảnh đất kiên trung trong 02 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và tay sai đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất anh dũng tự hào. Qua đó, củng cố niềm tin và phát huy truyền thống cách mạng, ý chí, tự lực, tự cường trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hàm Thuận anh hùng, cùng cả nước xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
 

Tác giả: ĐNThuyên

Nguồn tin: Ban Tuyên Giáo và Dân vận Huyện ủy Hàm Thuận Bắc

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI

KHT25/24-25

Kế hoạch Tuần 25, Năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 09/03/2025

lượt xem: 490 | lượt tải:17

KHT24/24-25

Kế hoạch Tuần 24, Năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 05/03/2025

lượt xem: 95 | lượt tải:20

KHT23/24-25

Kế hoạch Tuần 23, Năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 05/03/2025

lượt xem: 120 | lượt tải:16

18/KH-THCSHS

Kế hoạch nhà trường tháng 03. Năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 05/03/2025

lượt xem: 114 | lượt tải:22

KHT22/24-25

Kế hoạch Tuần 22, Năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 05/03/2025

lượt xem: 109 | lượt tải:21

KHT21/24-25

Kế hoạch Tuần 21, Năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 05/03/2025

lượt xem: 82 | lượt tải:15

KHT20a/24-25

Kế hoạch Tuần 20a, Năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 05/03/2025

lượt xem: 100 | lượt tải:14

06/KH-THCSHS

Kế hoạch nhà trường tháng 02. Năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 05/03/2025

lượt xem: 59 | lượt tải:13

KHT20/24-25

Kế hoạch Tuần 20, Năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 05/03/2025

lượt xem: 106 | lượt tải:14

KHT19/24-25

Kế hoạch Tuần 19, Năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 05/03/2025

lượt xem: 88 | lượt tải:18
SƠ ĐỒ NHÀ TRƯỜNG
Sơ đồ nhà trường
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Bac-Ho-voi-Thieu-nhi-3.jpg Bac-Ho-voi-Thieu-nhi-4.jpg Bac-Ho-voi-Thieu-nhi-5.jpg Bac-Ho-voi-Thieu-nhi-2.jpg Bac-Ho-voi-Thieu-nhi-1.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-12.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-8.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-1.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-13.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-5.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-9.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-2.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-10.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-14.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-6.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-3.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-11.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-7.jpg 50-nam-giai-phong-Hong-Son-4.jpg TC-Tu-van-nghe-6.jpg
VIDEO CLIP HOẠT ĐỘNG
TÀI KHOẢN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay4,328
  • Tháng hiện tại79,708
  • Tổng lượt truy cập1,947,897
GIỚI THIỆU
Vài nét sơ lượt về Trường THCS Hồng Sơn
Vài nét sơ lượt về Trường THCS Hồng Sơn Trường THCS Hồng Sơn nằm trên đường quốc lộ 1A, thuộc thôn 4 xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Được thành lập theo quyết...
THÔNG TIN CÁC CUỘC THI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi